“Phi
chính trị hóa quân đội” là cụm từ được một
số người không thiện cảm với sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam tán dương, “góp ý”. Đây là quan điểm không mới, bởi
mục đích của nó không gì khác hơn là phủ nhận tính giai cấp, để Quân đội “Trung
lập”, tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, phát triển theo hướng “Quân đội nhà nghề”. Sự sai trái,
phản động của luận điệu này cũng đã được các nhà khoa học, những người có chính
kiến đúng đắn phân tích, luận giải bằng lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên,
cũng cần bổ sung nhận thức bởi góc nhìn từ
kho tàng đồ sộ, nhiều giá trị của lịch sử đánh giặc cứu nước, giữ nước, xây
dưng lực lượng vũ trang, quân đội của cha ông ta. Bài viết này chỉ sơ lược lại
mối quan hệ giữa tư tưởng, chính trị với lực lượng vũ trang, quân đội ở một số sự
kiện lịch sử tiêu biểu.
1.
Kế thừa những kinh nghiệm tổ chức quân đội của thời Đinh - Lê, trên nền tảng tư
tưởng “Ngụ binh ư nông” (Gửi quân lính ở nông thôn, làm cho “Việc binh” vốn là đại
sự quốc gia trở thành một hoạt động của nông dân, nông thôn, nông nghệp)[1]. Theo
đó, Triều đình Nhà Lý (Thế kỷ 11, 12) đã quy định và thi hành chế độ tuyển mộ
quân lính. Nhà nước quy định và thi hành chế
độ thời bình, trừ quân thường trực (Cấm quân), còn phương quân và du quân được
chia thành từng phiên, theo định kỳ được trở về sản xuất. Khi có chiến tranh,
tất cả đều được nhập ngũ. Nhờ đó mà chủ trương “Bách tính giai binh’ (Trăm họ
là binh) có cơ sở trở thành hiện thực, kết hợp được kinh tế với quân sự, giữa
xây dựng quân đội với bảo đảm lực lượng sản xuất, nền tảng chính trị, làm cho
đất nước ở đỉnh cao ngàn trượng, quân đội lớn mạnh đủ sức đè bẹp quân thù, đánh
tan quân Tống xâm lược, giữ vững chủ quyền dân tộc.
Trước
sự uy hiếp và thực hành xâm lược nước ta của đế chế Mông- Nguyên, đòi hỏi quốc
gia Đại Việt phải có tư duy, phương pháp luận quân sự tiến bộ vượt bậc để chỉ
đạo kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang. Vương triều Trần chú trọng triển
khai quan điểm Quân đội gắn bó với nhân dân và chính quyền, binh đi đến đâu thì
người cày không bỏ ruộng, người buôn không bỏ hàng, sĩ đại phu không bỏ chức[2]; tiếp
tục phát triển quan điểm “Ngụ binh ư nông” tìm sức mạnh ở trong nhân dân, thực
hành “Cử quốc nghênh địch” (Cả nước đánh giặc), xây dựng quân đội theo quan điểm “Phụ tử chi binh”, “Quân cốt tinh
không cốt nhiều”…Triều đình đã tổ chức lực lượng vũ trang nhiều thứ quân (Quân
triều đình, quân vương hầu, quân các lộ, hương binh, thổ binh các làng bản). Kết
hợp giữa hoạt động quân sự với kế “Tiểu dân làm thanh dã” (Vườn không nhà
trống), tạo nên sức mạnh của sự gắn bó giữa triều đình, quân đội và dân chúng
đến mức “Quốc gia tính lực” (Sức nước và sức nhà gắn bó làm một). Chính vì vậy,
quân dân Nhà Trần đã phá tan chiến lược đánh nhanh của địch, thực hiện rút lui
chiến lược, tích cực tạo thế trận và thời cơ phản công chiến lược, ba lần đập
tan đạo quân đông, thiện chiến Nguyên – Mông (1258, 1285, 1288). Khi nói về
nguyên nhân thắng lợi, Trần Hưng Đạo đã tổng kết “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa
thuận, nước nhà chung sức”. Điều ấy có nghĩa, chiến thắng quân Nguyên –
Mông là chiến thắng chung của dân tộc.
Sức mạnh của lực lượng vũ trang, quân đội nằm trong sức mạnh dân tộc, dưới sự quy
tụ, huy động của triều đình Nhà Trần.
Trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh (Thế kỷ 15), trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận quân sự dựa vào dân của Bộ thống soái nghĩa quân (Giơ gậy làm cờ, tập hợp
bốn phương manh lệ); tư tưởng quyết đánh, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí
nhân thay cường bạo, ứng xử đúng đắn với thời, thế; chú trọng kết hợp tác chiến
với địch vận. Xây dựng quân đội, và đặt quân đội dưới sự định hướng của tư
tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc, trọng chiến thuật tâm công, quan điểm biện
chứng về chuyển hóa sức mạnh đúng đắn, tiến bộ… nhất là phát huy vai trò lực
lượng thống soái điều hành chiến tranh giải phóng dân tộc (Sau chiến thắng là
Triều đình Nhà Lê), quân dân ta đã lập nên kỳ tích trong lịch sử chiến tranh
yêu nước, buộc quân Minh cam chịu thất bại, đầu hàng, rút quân về nước.
Nguyễn Huệ,
người đầu tiên của dân tộc ta gắn mục tiêu trực tiếp của cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, mà cũng là của quân đội với mục tiêu
bảo vệ nền văn hóa dân tộc, khi tuyên bố xuất quân đánh quân Thanh:
“Đánh cho để dài tóc, đánh cho để răng đen”, trước khi “ Đánh cho sử tri Nam
quốc anh hùng chi hữu chủ”. Đó là sự nhấn mạnh chủ trương khai thác, động viên,
tập hợp sức mạnh của dân tộc, của quân đội từ tầng sâu của nền văn hóa dân tộc,
khác với lối “Chiêu binh mãi mã” hấp dẫn bằng quyền lực và của cải. Nguyễn Huệ
cũng là người nêu quan điểm: Người khéo thắng
là ở chố rất mềm dẻo chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít. Vì vậy,
với quân đội Tây Sơn, mục tiêu chính trị (Với tuyên bố của Hoàng đế Quang Trung
) được diễn đạt, thẩm thấu trong mối liên hệ với văn hóa dân tộc. Quân đội đó đã
luôn có tinh thần, khí thế chiến đấu rất cao, có đủ sức mạnh đại phá tan tành
quân Thanh.
Trong lịch
sử chống ngoại xâm của dân tộc, Quân đội Nhà Hồ (1400-1407) được xây dựng với
số lượng đông, vũ khí được cải tiến, tăng cường phòng thủ bằng thành cao, hào
sâu. Nhưng do “Chính sự phiền hà”, nơm nớp lo sợ “Lòng dân không theo” từ
thượng tầng vì mang tiếng cướp ngôi Nhà Trần và làm khổ trăm họ, không nêu cao
được chính nghĩa, quân của nhà Hồ trăm vạn người, trăm vạn lòng, dẫn đến thất
bại trước cuộc tiến công xâm lược của Nhà Minh.
Đối với Nhà
Nguyễn (Thể kỷ 19), trước dã tâm, hành động xâm lược của phương Tây, nhưng quân
đội vẫn bị chi phối, bó hẹp bởi tư tưởng phong kiến lạc hậu, bảo thủ về xây
dựng lực lượng, phương thức tác chiến, vẫn chỉ dựa vào thành lũy để hy vọng tồn
tại, không có cải tiến về trang bị. Khi bị tiến công, lực lượng vũ trang, quân
đội bị phân tâm, chia rẽ, giảm sút ý chí chiến đấu bởi tư tưởng “Chủ chiến”,
“Chủ hòa” trong triều đình, trong đó phe “Chủ hòa” đã thắng thế, đi theo con
đường thỏa hiệp, đầu hàng. Quân đội Nhà Nguyễn đã thất bại trước sự tiến công
của quân Pháp.
2. Lược qua
một số sự kiện lịch sử xây dựng, chiến đấu, thắng lợi, thất bại của lực lượng
vũ trang, quân đội trong lịch sử thời đại phong kiến, cho chúng ta nhận thức: Lực
lượng vũ trang, quân đội luôn luôn gắn liền và chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tư
tưởng, ý thức hệ, triều đại của giai cấp phong kiến. Nếu giai cấp phong kiến,
quý tộc cầm quyền có tư tưởng tiến bộ, giải quyết thỏa đáng và sâu sắc quan hệ
giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp thì sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của
lực lượng vũ trang, quân đội được phát huy, giành thắng lợi trong chiến tranh
cứu nước, giữ nước và ngược lại thì chịu thất bại, thậm chí thất bại nhanh
chóng.
Sự chi phối
của tư tưởng, ý thức hệ đối với lực lượng vũ trang, quân đội trước hết là trong hàng ngũ lãnh đạo, điều
hành chiến tranh, tướng lĩnh chỉ huy. Được biểu hiện ở việc không chấp nhận
khuynh hướng võ biền, quân sự thần túy. Trong Binh thư yếu lược, Hưng Đạo Vương
đã viết: Người làm tướng không nên lấy cung đao cưỡi bắn làm tài mà phải lấy
thông suốt cổ kim làm giỏi …Tướng trên biết thiên văn, dưới thông địa lý, giữa
biết việc người đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ, không ai địch được; trong
Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi yêu cầu các nhà lãnh đạo nghĩa quân: Thường
nghiền kỹ các pho thao lược/Ngẫm nay suy trước, đã xét cùng mọi lẽ hưng vong.
Còn đối với lực lượng vũ trang và quân đội, nói chung, được giáo dục, thấm
nhuần bởi tư tưởng “Trung quân ái quốc’ (Gắn mục tiêu dân tộc độc lập với ngôi
vua) của giai cấp phong kiến. Ngay trong Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, mặc
dù là bản hùng văn có sức cổ vũ mạnh mẽ, nhưng cũng biểu lộ lời lẽ của thủ lĩnh
quý tộc phong kiến nói với chư tướng về sự mất còn các lợi ích của tầng lớp quý
tộc: “Các người ở lâu môn hạ nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho
áo,không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp
bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa…Lúc bấy giờ, nếu quân
xâm lược thắng, chủ tôi nhà ta cùng bị bắt…chẳng những thái ấp của ta không
còn, mà bổng lộc các ngươi cũng về tay kẻ khác”; trong bài Hịch hầu như không
lập luận về lợi ích của dân, của quân lính; lòng tự hào dân tộc, khái niệm về
quốc gia - dân tộc chưa được đặc biệt nhấn mạnh, khi nêu gương hy sinh và lòng
trung thành chủ yếu là quan hệ vua tôi, chủ tớ và đều là những nhân vật trong
lịch sử Trung Hoa.
Mặt khác, trong
lịch sử dân tộc Việt Nam
chưa từng xảy ra việc coi quân đội là công cụ quân sự thần túy. Mục đích chính
trị các hoạt động của lực lượng vũ trang, quân đội được gói vào khái niệm chung
là “Việc binh” chứ không tách mục đích ra khỏi thủ đoạn; giữa công cụ và lực
lượng sử dụng công cụ. Mà “Việc binh ” lại là công việc quan trọng của các lực
lượng lãnh đạo, của chính quyền. Qua đó, càng làm nổi bật mối quan hệ giữa lực
lượng vũ trang, quân đội với chính trị, tư tưởng và triều đại của giai cấp
phong kiến cầm quyền.
Mối quan hệ
giữa tư tưởng, chính trị, mà trước hết là mục đích, phương hướng, tư tưởng chỉ
đạo với quân đội, lực lượng vũ trang trong lịch sử dân tộc Việt Nam ngay từ
thời phong kiến là vậy. Trong thời hiện đại, nó vẫn như thế, chừng nào trong xã
hội còn giai cấp và nhà nước. Phù hợp với lịch sử, truyền thống dân tộc, Quân
đội nhân dân Việt Nam phải
đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
sự quản lý, điều hành của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
[1] Chính sách
“Ngụ binh ư nông” sau đó được Nhà Tống nghiên cứu, áp dụng
[2] Trần
Hưng Đạo, Binh thư yếu lược, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 1977, T51
lịch sử là điều thiêng liêng cơ mà minhflaij k thích học lịch sử, hihi
Trả lờiXóaToTo