Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH




Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng đắn con đường cách mạng  Việt Nam. Sức sống lớn lao của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu toả ra trong toàn bộ tác phẩm trác việt này là những tư tưởng nhân văn cách mạng ngời sáng và lan tỏa giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những nội dung cơ bản, bao trùm nhất, quan trọng nhất, nét độc đáo, của tư tưởng nhân văn ấy là sự quan tâm đến đạo đức người cộng sản, có giá trị sâu sắc trong xây dựng Đảng ta là đạo đức, là văn minh, nhất là trong điều kiện đảng cầm quyền hiện nay.
Tháng 5 năm 1968, khi soạn thảo Di chúc, Người không chỉ viết: Đầu tiên là công việc đối với con người, mà Người còn viết rằng: Theo ý tôi việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Quan tâm đến Đảng đầu tiên, hướng đến việc hoàn thiện công việc lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh đặc biệt nêu lên ý nghĩa nhân văn khi Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Trong lịch sử chủ nghĩa nhân văn, đây là tư tưởng nhân văn cộng sản rất mới mẻ . Theo đó, Hồ Chí Minh quan tâm đầu tiên tới nhân cách của người cộng sản, bởi nhân cách này có quan hệ mật thiết, mang nội dung mới của chủ nghĩa nhân văn gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản và người cộng sản, mà cốt lõi là lý tưởng giải phòng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và tập trung là giải phóng con người. Giải phóng dân tộc để giải phóng con người  thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công của chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc để cho các dân tộc đều bình đẳng, giải phóng giai cấp để giải phóng các hạn chế về sự bất bình đẳng giai cấp, làm cho con người với con người trở thành đồng chí và anh em. Giải phóng xã hội là nấc thang giải phóng con người cao nhất, là nấc thang khác phục toàn diện các hạn chế của con người, phát triển con người về mọi mặt, mang các giá trị chân chính của con người trả lại cho con người

Xã hội mới lấy con người làm trung tâm ở nước ta phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Lý  tưởng của đảng cộng sản là chống áp bức, bóc lột, bất công. Bản chất của xã hội lấy con người làm trung tâm hoà quyện và thống nhất với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Với lý tưởng tiên tiến và đạo đức cao đẹp, nhân cách người cộng sản phải trở thành trung tâm của xã hội mới. Đó là những con người biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết và trước hết. Đó là những con người thắng không kiêu, bại không nản; cần, kiệm, lêm, chính, chí công vô tư, trung thực và dũng cảm. Chủ nghĩa nhân văn kiểu mới gắn liền với văn hoá Đảng, là biểu hiện trình độ nhân văn cao của nền văn hoá mới Việt Nam. Từ đó, Ngườt yêu cầu “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”, người cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng là những con người có văn hoá; phải xung phong gương mẫu trước thiên hạ và hưởng bổng lộc sau thiên hạ, cái gì có lợi cho Đảng, cho dân thì hết sức làm; cái gì có hại đến Đảng, đến dân thì kiên quyết chống. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân
Thấm nhuần tư tưởng nhân văn cách mạnh trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, Nhân dân ta đã tiến hành cuộc vận động xây dựng, tự chỉnh đón và đổi mới Đảng cùng với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong điều kiện đảng cầm quyền hiện nay, để gìn giữ và phát triển nhân cách người cộng sản, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, xứng đáng là lực lượng xã hội tiên tiến, trung tâm trên bước đường đi tới dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, cần phải:
Một là, phải coi trọng nhiệm vụ giáo dục cho cán bộ, đảng viên về đạo đức, phẩm, lối sống. Trong xã hội, hệ thống các nhà trường, cơ sở đào tạo phải coi trọng giáo dục luân lý, đạo đức cho mọi tầng lớp, cho thế hệ trẻ; trong Đảng và bộ máy hệ thống chính trị phải đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong hệ thống các trường đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể  phải tăng cường giáo dục về đạo đức cách mạng. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục cán bộ, đảng viên qua sinh hoạt đảng. Trong sinh hoạt chi bộ và cấp uỷ không thể chỉ có phần đánh giá công việc lãnh đạo, chỉ đạo mà còn phải kiểm điểm, phê bình và tự phê bình về đạo đức cán bộ. Các tổ chức đảng phải thường xuyên giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên, dù đảng viên có ở cương vị nào theo yêu cầu chính trị của  Nghị quyết Trung ương  4 khóa 12. Chú trọng cam kết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là, tăng cường vai trò, hiẹu lực của kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí có hiệu quả. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một vấn nạn gây nhức nhối xã hội hiện nay. Những tệ nạn đó vừa vi phạm luật pháp của Nhà nước, vừa là những hành vi vô đạo đức. Nhà nước đã ban hành pháp lệnh và phát triển thành luật phòng ngừa và chống tham nhũng, lập ra các cơ quan chống tham nhũng. xác định rõ, các cấp uỷ đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ trách. Khi xảy ra tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì tuỳ theo mức độ và tính  chất vi phạm của vụ việc mà xem xét hình thức kỷ luật đối với cấp uỷ và người đứng đầu về chế độ trách nhiệm. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp cùng với các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát, toà án phải nắm chắc tình hình và khẩn trương kiểm tra, kết luận, xử lý kịp thời đúng pháp luật những đơn tố cáo về đạo đức, lối sống tiêu cực của cấp uỷ viên và người đững đầu cơ quan. Đó là những biện pháp rất cần thiết và mạnh mẽ cần được thực hiện triệt để
Ba là,cần tăng cường tuyên truyền, học tập những tấm gương đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đáp cái tốt, cái đúng trong hành vi đạo đức, biểu dương người tốt việc tốt, lên án cái xấu, cái ác một cách cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nói nhiều về đạo đức của người cách mạng mà bản thân cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng và cao đẹp. Cần phải nhận thức ràng: đạo đức của Bác không phải là cái gì cao siêu, xa vời, chỉ để chiêm gưỡng, ca ngợi, mà đạo đức đó rât thiết thực, cụ thể, mọi người đều có thể học tập và noi theo, Nhiều tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng của các chiến sĩ cộng  sản qua các thời kỳ cần được truyên truyền, học tập. Đó là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và đạo đức cao đẹp không chỉ thế hệ trẻ mà mọi cán bộ, đảng viên cần phải nghiên cứu, suy ngẫm và hành động cho xứng đáng. Trong công cuộc đổi mới, cũng có rất nhiều cán bộ, đảng viên tiêu biểu, nêu cao đạo đức, thật sự vì nước vì dân. Trong sinh hoạt đảng, đoàn thể, cơ quan, trường học, đơn vị, tổ chức xã hội cần nêu gương và học tập những tấm gương tiêu biểu đó. Cần có nhièu cuốn sách về người tốt việc tốt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh  và Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất quan tâm vì tác dụng to lớn của nó. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần có những chuyên mục về những tấm gương đạo đức trong quá khứ và hiện tại. Phải tập trung cổ vũ, động viên cái tốt cái, cải đúng, cái cao thượng đẩy lùi cái xấu, cái sai, cái thấp hèn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét