Quân đội là một thành
phần của nhà nước, được lập ra để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh, mà chiến tranh là sự kế tục của chính trị.
Luận điểm đó đã được Claudơvit (1780 - 1831) - nhà lý luận quân sự tư sản nổi
tiếng của nước Phổ khái quát và được thừa nhận rộng rãi trong giới khoa học
quân sự tư sản và khoa học quân sự vô sản, nên không thể bác bỏ. Một khi đã
thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị”, thì tất yếu phải thừa nhận:
không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị”. “Quân đội
trung lập”.
Đối với quân đội tư
sản, chính trị được truyền bá vào quân đội của họ là thứ chính trị tư sản. Đó
là hệ tư tưởng tư sản, là công tác tổ chức và truyền bá lối sống, đạo đức theo
quan điểm của giai cấp tư sản; là sự tuyển lựa và đào tạo sĩ quan, nhất là sĩ
quan cấp cao; biên chế lực lượng làm công tác tư tưởng, các sĩ quan tâm lý
chiến trong quân đội, tiến hành các hoạt động giáo dục về mục tiêu chiến đấu, “sứ
mệnh chiến đấu” để “bảo vệ thế giới tự do”…
Đối với quân đội của
giai cấp công nhân, xây dựng quân đội về chính trị được đặt ở vị trí quan trọng
hàng đầu. V.I.Lênin đã khẳng định: Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng
lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường.
Trên tinh thần đó, đã đề ra nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp
công nhân, do đảng cộng sản lãnh đạo, phải thực thi chế độ chính ủy và tiến
hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Đó là những nội dung then
chốt nhất, căn bản nhất thể hiện nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của giai
cấp công nhân về chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
nhấn mạnh việc chăm lo xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị. Người căn
dặn: Một quân đội văn hay võ giỏi là một quân đội vô địch, và: muốn cho quân đội ta quyết chiến quyết thắng hơn nữa
thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ
thuật của họ, nhất là giáo dục chính trị,
làm cho có lập trường vững chắc, lập trường
quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như
cây không có gốc, vô dụng lại có hại.
Xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị, mà cốt lõi là chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân
gắn liền với xây dựng tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội ta là một
thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai
cấp công nhân ở nước ta.
Quân
đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh chính trị của quần
chúng, được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo và giáo dục để đấu tranh
giành độc lập dân tộc. Hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội
luôn được Đảng và Nhà nước ta chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị; lấy đó
làm cơ sở nền tảng để nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn
sàng chiến đấu, chiến đấu thắng lợi.
Thực tiễn lịch sử xây
dựng quân đội các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX cho thấy: ở đâu, những
người cộng sản kiên định nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị, thì ở đó,
quân đội luôn là lực lượng chính trị tin cậy và trung thành với đảng cộng sản,
nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân. Ngược lại, nếu mắc mưu chiêu bài “phi
chính trị hóa”, không kiên định lập trường chính trị vô sản trong xây dựng quân
đội về chính trị, nhất là từ bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với quân đội,
thì ở đó, quân đội mất phương hướng chính trị, không còn là quân đội cách mạng,
không còn là chỗ dựa tin cậy để bảo vệ đảng, nhà nước xã hội chủ nghĩa và các
thành quả cách mạng.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra nhiều yêu cầu mới. Các thế lực thù địch tiếp tục
đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, đòi “phi chính trị hóa” quân đội. Vì thế, để làm tốt vai trò là lực lượng
nòng cốt của sự nghiệp quốc phòng toàn dân, vấn đề xây dựng quân đội vững mạnh
về chính trị tiếp tục được coi trọng đặc biệt, xứng đáng với vị trí là nguyên
tắc cơ bản hàng đầu trong xây dựng quân đội cách mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét