Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH




Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng đắn con đường cách mạng  Việt Nam. Sức sống lớn lao của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu toả ra trong toàn bộ tác phẩm trác việt này là những tư tưởng nhân văn cách mạng ngời sáng và lan tỏa giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những nội dung cơ bản, bao trùm nhất, quan trọng nhất, nét độc đáo, của tư tưởng nhân văn ấy là sự quan tâm đến đạo đức người cộng sản, có giá trị sâu sắc trong xây dựng Đảng ta là đạo đức, là văn minh, nhất là trong điều kiện đảng cầm quyền hiện nay.
Tháng 5 năm 1968, khi soạn thảo Di chúc, Người không chỉ viết: Đầu tiên là công việc đối với con người, mà Người còn viết rằng: Theo ý tôi việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Quan tâm đến Đảng đầu tiên, hướng đến việc hoàn thiện công việc lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh đặc biệt nêu lên ý nghĩa nhân văn khi Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Trong lịch sử chủ nghĩa nhân văn, đây là tư tưởng nhân văn cộng sản rất mới mẻ . Theo đó, Hồ Chí Minh quan tâm đầu tiên tới nhân cách của người cộng sản, bởi nhân cách này có quan hệ mật thiết, mang nội dung mới của chủ nghĩa nhân văn gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản và người cộng sản, mà cốt lõi là lý tưởng giải phòng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và tập trung là giải phóng con người. Giải phóng dân tộc để giải phóng con người  thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công của chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc để cho các dân tộc đều bình đẳng, giải phóng giai cấp để giải phóng các hạn chế về sự bất bình đẳng giai cấp, làm cho con người với con người trở thành đồng chí và anh em. Giải phóng xã hội là nấc thang giải phóng con người cao nhất, là nấc thang khác phục toàn diện các hạn chế của con người, phát triển con người về mọi mặt, mang các giá trị chân chính của con người trả lại cho con người

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

DI CHÚC – LỜI CỦA NGƯỜI CHA




   Ngày “Thu” lịch sử nắng vàng tươi
   Muôn triệu trái tim hướng theo Người
   Lời Bác vạch đường toàn dân tộc
   Khúc tráng ca rung động bồi hồi.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA QUÂN ĐỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ



                                        
Phi chính  trị hóa quân đội” là cụm từ được một số người không thiện cảm với sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tán dương, “góp ý”. Đây là quan điểm không mới, bởi mục đích của nó không gì khác hơn là phủ nhận tính giai cấp, để Quân đội “Trung lập”,  tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo hướng “Quân đội nhà nghề”. Sự sai trái, phản động của luận điệu này cũng đã được các nhà khoa học, những người có chính kiến đúng đắn phân tích, luận giải bằng lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, cũng cần bổ sung nhận  thức bởi góc nhìn từ kho tàng đồ sộ, nhiều giá trị của lịch sử đánh giặc cứu nước, giữ nước, xây dưng lực lượng vũ trang, quân đội của cha ông ta. Bài viết này chỉ sơ lược lại mối quan hệ giữa tư tưởng, chính trị với lực lượng vũ trang, quân đội ở một số sự kiện lịch sử tiêu biểu.

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


(Tiếp theo)Thấm nhuần tư tưởng nhân văn cách mạnh trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, Nhân dân ta đã tiến hành cuộc vận động xây dựng, tự chỉnh đón và đổi mới Đảng cùng với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong điều kiện đảng cầm quyền hiện nay, để gìn giữ và phát triển nhân cách người cộng sản, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, xứng đáng là lực lượng xã hội tiên tiến, trung tâm trên bước đường đi tới dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, cần phải:
Một là, phải coi trọng nhiệm vụ giáo dục cho cán bộ, đảng viên về đạo đức, phẩm, lối sống. Trong xã hội, hệ thống các nhà trường, cơ sở đào tạo phải coi trọng giáo dục luân lý, đạo đức cho mọi tầng lớp, cho thế hệ trẻ; trong Đảng và bộ máy hệ thống chính trị phải đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong hệ thống các trường đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể  phải tăng cường giáo dục về đạo đức cách mạng. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục cán bộ, đảng viên qua sinh hoạt đảng. Trong sinh hoạt chi bộ và cấp uỷ không thể chỉ có phần đánh giá công việc lãnh đạo, chỉ đạo mà còn phải kiểm điểm, phê bình và tự phê bình về đạo đức cán bộ. Các tổ chức đảng phải thường xuyên giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên, dù đảng viên có ở cương vị nào theo yêu cầu chính trị của  Nghị quyết Trung ương  4 khóa 12. Chú trọng cam kết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng đắn con đường cách mạng  Việt Nam. Sức sống lớn lao của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu toả ra trong toàn bộ tác phẩm trác việt này là những tư tưởng nhân văn cách mạng ngời sáng và lan tỏa giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những nội dung cơ bản, bao trùm nhất, quan trọng nhất, nét độc đáo, của tư tưởng nhân văn ấy là sự quan tâm đến đạo đức người cộng sản, có giá trị sâu sắc trong xây dựng Đảng ta là đạo đức, là văn minh, nhất là trong điều kiện đảng cầm quyền hiện nay.
Tháng 5 năm 1968, khi soạn thảo Di chúc, Người không chỉ viết: Đầu tiên là công việc đối với con người, mà Người còn viết rằng: Theo ý tôi việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Quan tâm đến Đảng đầu tiên, hướng đến việc hoàn thiện công việc lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh đặc biệt nêu lên ý nghĩa nhân văn khi Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Trong lịch sử chủ nghĩa nhân văn, đây là tư tưởng nhân văn cộng sản rất mới mẻ . Theo đó, Hồ Chí Minh quan tâm đầu tiên tới nhân cách của người cộng sản, bởi nhân cách này có quan hệ mật thiết, mang nội dung mới của chủ nghĩa nhân văn gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản và người cộng sản, mà cốt lõi là lý tưởng giải phòng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và tập trung là giải phóng con người. Giải phóng dân tộc để giải phóng con người  thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công của chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc để cho các dân tộc đều bình đẳng, giải phóng giai cấp để giải phóng các hạn chế về sự bất bình đẳng giai cấp, làm cho con người với con người trở thành đồng chí và anh em. Giải phóng xã hội là nấc thang giải phóng con người cao nhất, là nấc thang khác phục toàn diện các hạn chế của con người, phát triển con người về mọi mặt, mang các giá trị chân chính của con người trả lại cho con người

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN



          Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 70 năm qua, thực hiện tư tưởng quân sự của Người trong Chỉ thị, Quân đội nhân dân Việt Nam đã luôn bồi đắp bản chất cách mạng, trưởng thành, lớn mạnh, cùng toàn dân tộc chiến đấu và chiến thắng vẻ vang trong chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một văn kiện chỉ đạo thành lập lực lượng vũ trang cách mạng, Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã đề cập đến nhiều vấn đề có tầm tư tưởng, quan điểm về phương thức xây dựng, phát triển lực lượng, về động viên và sử dụng sức mạnh của chiến tranh nhân dân, về phương thức tác chiến, phương châm hoạt động quân sự… Trong đó, tuyên truyền được coi trọng.