Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

NHẬN DIỆN ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ



Trong thời gian qua, trên diễn đàn xã hội, người ta bàn luận nhiều về mô hình xã hội dân sự. Những phân tích, kiến giải được đưa ra ở các vấn đề, khía cạnh khác nhau. Trong đó, tập trung cổ xúy vai trò, chức năng vượt trội của xã hội dân sự, coi đó là sự ưu việt, văn minh nhất trong điều kiện “thế giới phẳng”, đem đến cho cá nhân, xã hội quyền dân sự tuyệt đối mà các thể chế xã hội khác không có được, thậm chí là sự cứu cánh để phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, và nhấn mạnh nó thực sự cần thiết đối với Việt Nam. Tuy nhiên, từ tuyên truyền đến hành động, nhất là từ khi đám dân chủ phản động tụ tập lại, nhờ có sự đồng lõa, hà hơi tiếp sức, tài trợ kinh phí của các thế lực thù địch nước ngoài, ra tuyên cáo cho sự ra đời ở Việt Nam các tổ chức xã hội dân sự độc lập, xã hội dân sự mà phương Tây tuyên truyền. Người ta có thể nhận diện được giá trị thực của nó đến đâu về tư tưởng và hoạt động thực tế.
          1. Về tư tưởng, họ tập trung khếch trương vai trò của xã hội dân sự trong hỗ trợ xây dựng và thực thi pháp luật, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, tha hóa quyền lực của bộ máy nhà nước, là lực lượng bù đắp, khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường, nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng là kiến tạo một xã hội tốt đẹp, phồn vinh, hạnh phúc. Xã hội dân sự gắn liền với nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật, kinh tế thị trường. Xã hội công dân, xã hội dân sự tuy không đồng nhất nhưng gắn bó với nhau. Thế nhưng, họ lại hướng lái sang đả kích, xuyên tạc, phủ nhận bản chất tốt đẹp của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử, trong hiện tại, coi đó là mô hình nhà nước độc tài, toàn trị, không có khả năng điều hành toàn diện xã hội, phát huy dân chủ vì thiếu sự hiện diện của xã hội dân sự. Theo đó, lên giọng phê phán, chê bai Việt Nam đã thừa nhận nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, sao lại e dè, e ngại với xã hội dân sự. Vì vậy cần phải học tập, du nhập mô hình thể chế chính trị có sự đồng hành của xã hội dân sự của các nước tư bản phương Tây.
Đồng thời, với lập luận, xã hội dân sự không phải là cái đuôi của nhà nước mà là “đối quyền của quyền lực nhà nước” (đối trọng) để tập trung đòi thực hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ quyền lực chính trị của xã hội dân sự; thực chất là cổ vũ tư tưởng coi nhà nước và xã hội dân sự đối lập nhau; kích động thái độ vô chính phủ, lấy phá hoại thay cho xây dựng, biến phản biện xã hội thành phản đối thể chế chính trị.
          Sau khi phân tích hệ trục dọc, trục ngang của cơ cấu quyền lực, hình thức phát huy dân chủ. Họ cho rằng, nếu chỉ có liên kết dọc từ trên xuống của nhà nước sẽ làm nghèo nàn nội dung xã hội, tính tự quản, tinh thần tự nguyện của xã hội, và điều đó chỉ được khắc phục bởi cấu trúc mạng ngang với sự tham gia của xã hội dân sự. Lập luận ấy được cho là sự vận dụng lý thuyết “thế giới phẳng” trong cấu trúc quyền lực xã hội để tạo nên giá trị. mà thực chất là kích động thái độ “cá mè một lứa”. Cùng với đó, ở khía cạnh căn bản, cốt lõi hơn, họ hô hào thu hẹp vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với xã hội, với các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hiệp hội, hội hiện có…mà thực chất là thực hiện “phi chính trị hóa” các tổ chức chính trị - xã hội, biến nó thành các tổ chức xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây, nếu không được, thì thành lập các tổ chức xã hội dân sự “độc lập”. Các tổ chức xã hội dân sự này là lực lượng chủ yếu sử dụng quyền và trách nhiệm phản biện xã hội. Trong đó, tập trung phản biện quy trình lập pháp của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, đầu tàu có thể làm thay đổi hệ thống, bản chất luật pháp, chính sách của Nhà nước pháp quyền XHCN, công cụ sắc bén của chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
          Họ khuyến cáo, con đường xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam phải được tiến hành đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết phải cải cách về kinh tế, thừa nhận kinh tế tư nhân là chủ thể chính; thừa nhận kinh tế thị trường mà không phải là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước không trực tiếp quản lý, kể cả loại bỏ chế độ kiểm duyệt đối với báo chí, phương tiện truyền thông, bởi nó là của xã hội dân sự. Coi biểu tình là một trong những hình thức thể hiện phản biện xã hội cao nhất. Tăng cường dân chủ trực tiếp, dân chủ tham gia thay cho dân chủ đại diện đang dần mất sức sống. Nghiên cứu, xem xét thành lập lại mô hình “Khu tự trị”, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo độc lập…
          2. Từ tư tưởng đến hành động, đám dân chủ phản động tụ tập với nhau, ra cái gọi là Bản tuyên cáo cho sự ra đời của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam như: Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu, Hội Anh em dân chủ, Những người bảo vệ tôn giáo và sắc tộc, Hội Phụ nữ dân quyền Việt Nam, Nhóm người bảo vệ nhân quyền, Hội Bầu bí tương thân, Hội Dân oan đòi quyền sống…Đó là tập hợp hỗn độn của những kẻ núp bóng tổ chức xã hội dân sự để từng bước hình thành tổ chức chính trị đối lập, đấu tranh “ôn hòa”, “bất bạo động” nhằm chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam; trở thành tụ điểm huấn luyện kẻ cầm đầu các hoạt động gây rối an ninh trật tự, chống phá chính quyền. Lợi dụng các NGO, ráo riết móc nối, đưa người ra nước ngoài, trong đó có cái gọi là Học bổng xã hội dân sự VOICE – một tổ chức có danh nghĩa “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” hòng tạo lập ngọn cờ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị điều kiện cần thiết cho “cách mạng màu”. Chúng công khai viết đơn kiến nghị không cấm thành lập đảng chính trị đối lập; phủ nhận những hội, đoàn, công đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ vốn rất đa dạng, nơi có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân ở trong nước, đồng thời xin tự thành lập hội, nhóm độc lập; đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình thể chế chính trị ở Mỹ và phương Tây. Chủ mưu đưa ra những văn bản với danh nghĩa kiến nghị, đề xuất, góp ý, kháng thư, thông điệp, phản biện… với nội dung công khai chống phá Đảng, Nhà nước, đòi trở về Hiến pháp 1946, trưng cầu ý dân về Điều 4 trong Hiến pháp, đòi thành lập Tòa án Hiến pháp... Tại các vùng chiến lược, đẩy mạnh tung tin bóp méo chính sách dân tộc, tôn giáo, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, xuyên tạc lịch sử, khơi gợi mâu thuẫn dân tộc, vùng miền; tuyên truyền, phát triển tà đạo, tụ tập xưng “thủ lĩnh”…Số đối tượng cực đoan trong Thiên chúa giáo, nhất là Dòng Chúa Cứu thế thông qua kênh “Truyền thông Công giáo” và sinh hoạt tôn giáo, kích động chống đối chính quyền, kêu gọi trả tự do số đối tượng phản động bị bắt, bị xử lý; phát thư ngỏ, cầu nguyện, hiệp thông. Đứng ra tổ chức các hoạt động tụ tập, gây rối, biểu tình chống đối người thi hành công vụ dưới các chiêu bài “từ thiện”, “bảo vệ môi trường”, “Đòi quyền con người”, “Bài Tàu, chống cộng, đả Khổng”, “bảo vệ Tổ quốc”, “ủng hộ dân khiếu kiện”, công kích Luật Tôn giáo, tự do tín ngưỡng… (hoạt động của các nhóm Cứu lấy dân oan, Bầu bí tương thân, NoU, Hoàng Sa FC, Hội Phụ nữ nhân quyền…). Khai thác, lợi dụng công nghệ truyền thông mạng (Nhóm Mạng lưới bloger Việt Nam, Diễn đàn xã hội dân sự, Phong trào con đường Việt Nam, Tuyên bố 258, bloge CLB nhà báo tự do…) để phát tán, liên kết đưa thông tin thất thiệt, vu khống, bịa đặt, bôi nhọ Đảng, chính quyền, lãnh tụ, làm lung lay niềm tin, lôi kéo quần chúng vào các hoạt động nói xấu chế độ, nhất là lớp trẻ; lợi dụng chiêu bài “xã hội dân sự”, “dân chủ nhân quyền” công khai tuyên truyền, tung hô những trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo phản động, cán bộ cơ hội chính trị, tha hóa, bất mãn có phát ngôn đi ngược lại đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; phủ nhận, xét lại lịch sử, thành tựu cách mạng, giá trị văn hóa dân tộc. Lớn tiếng đòi “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, kích động tư tưởng vô chính phủ trong thông tin, truyền thông, nhất là trước những vấn đề xã hội nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét